Cách tìm máy thổi khí phù hợp
Thời gian đọc: 5 phút
Việc chọn được một loại máy thổi khí phù hợp cho nhà máy xử lý nước thải không chỉ vô cùng quan trọng mà còn là một thách thức lớn. Bởi vậy, chúng tôi đã chuẩn bị một vài hướng dẫn dành cho bạn. Mục tiêu là giúp bạn tìm ra máy thổi khí tối ưu đáp ứng các yêu cầu cụ thể bằng cách cho bạn biết bạn nên đặt ra những câu hỏi nào và chuẩn bị những thông tin gì trước khi trao đổi với đối tác khí nén của mình.
Nhiều lựa chọn, nhiều thách thức
Trước hết, có một số tin tốt và một số tin không tốt lắm cho bạn trong việc chọn máy thổi khí tối ưu: Bạn có nhiều sản phẩm để lựa chọn, mỗi sản phẩm có ưu và nhược điểm khác nhau, nghĩa là bạn hoàn toàn có thể tìm thấy một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của mình.
Nhưng quá nhiều lựa chọn lại khiến bạn khó định hướng, đặc biệt là vì rủi ro rất cao. Hệ thống phải có khả năng cung cấp đúng lượng khí nén để bạn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn tinh lọc.
Để làm được việc này, điều đầu tiên bạn cần xem xét là kích thước của máy thổi khí, dựa trên một vài thông số.
Áp suất làm việc
Áp suất làm việc chủ yếu được xác định bởi độ sâu của bình khí. Bình càng sâu thì áp suất khí mà hệ thống cần càng cao. Điều này ảnh hưởng đến loại công nghệ máy thổi khí phù hợp với bạn. Áp suất càng cao thì khả năng tiết kiệm năng lượng càng cao.
Nhiều nhà máy lựa chọn máy thổi dạng lobe xoay không dầu. Ở mức áp suất thấp tối đa chỉ 0,3 bar(g), hiệu suất cần đạt cũng không cao. Như vậy, về mặt hiệu quả và chi phí đầu tư, đây có thể là lựa chọn dành cho nhà máy của bạn.
Tuy nhiên, ở mức áp suất cao hơn, lựa chọn của bạn sẽ ít bị hạn chế hơn và có thể chọn loại máy thổi có hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn. Ví dụ với mức áp suất 0,8 bar(g), độ chênh lệch về mức tiêu thụ năng lượng giữa công nghệ trục vít và lobe có thể cao đến 30%.
Lưu lượng
Thêm một yếu tố quan trọng khác là dung lượng dòng thiết kế của sản phẩm. Yếu tố này chủ yếu được xác định bởi quy mô của nhà máy. Nếu máy thổi không đáp ứng được yêu cầu cần thiết, bạn sẽ không thể xử lý hết lượng nước thải. Nói chung, lưu lượng càng cao thì khả năng tiết kiệm càng lớn. Ví dụ, máy thổi lobe là giải pháp ưu tiên cho các mức lưu lượng nhỏ thì máy thổi turbo được trang bị để xử lý các mức lưu lượng lớn (và do đó dành cho các nhà máy xử lý nước thải quy mô hơn).
Phạm vi điều chỉnh
Khả năng điều chỉnh lưu lượng khí của máy thổi là một thông số quan trọng khi bạn xử lý nhu cầu khí biến đổi. Vì hầu hết các nhà máy xử lý nước thải đều nhận thấy nhu cầu khí dao động nhiều trong năm và thậm chí trong ngày, điều quan trọng là máy thổi khí có thể phản ứng với những dao động này.
Một số máy thổi có thể xử lý tốt hơn các dòng khí dao động này. Những máy thổi được chuẩn bị cho hoạt động của Máy nén khí biến tần (VSD) luôn là lựa chọn tốt. Bạn có thể chọn sử dụng VSD bên ngoài, VSD riêng hoặc chọn một thiết bị có tích hợp VSD. Nếu xét về công nghệ thì các thiết bị dạng lobe, trục vít và bánh răng từ tính là những lựa chọn tốt nhất vì chúng có khả năng điều chỉnh cao hơn so với các công nghệ khác.
Gói máy thổi
Bạn thích một gói sản phẩm cắm điện & chạy hay muốn tự thiết kế giải pháp của mình? Cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Một giải pháp cắm điện & chạy thực sự sẽ có quy trình lắp đặt đơn giản, cho phép bạn bắt đầu hoạt động ngay lập tức. Hãy nhớ rằng mỗi nhà sản xuất máy thổi có định nghĩa riêng về một gói hoàn chỉnh. Ví dụ phin lọc khí đầu vào cho các ứng dụng xử lý khí là không thể thiếu. Nếu bạn thấy rằng một thiết bị sử dụng công nghệ turbo phù hợp với mình, bạn sẽ cần một bộ giảm âm thổi khí. Đây là tất cả những thành phần mà bạn cần trước khi có thể bắt đầu hoạt động nhưng một số thương hiệu không cung cấp sẵn các thành phần này trong gói tiêu chuẩn của họ.
Mặt khác, bạn có thể tái sử dụng một số thành phần nên không cần phải mua lại. Ví dụ, bạn có thể tái sử dụng van một chiều hoặc bộ bù đầu khí ra sẵn có. Việc thêm những thành phần này vào gói sản phẩm sẽ chỉ làm tăng chi phí đầu tư của bạn.
Yếu tố cơ sở
Có một tập hợp các yếu tố khả biến khác có liên quan đến các yêu cầu cụ thể về cơ sở của bạn. Đó không chỉ là về nhà máy mà còn cả các điều kiện môi trường, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn giải pháp khí nén lý tưởng của bạn.
Cơ sở mới hoặc hệ thống hiện có
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thay thế, bạn có thể đang làm việc với buồng máy nén cố định không thể mở rộng. Phương án này kém linh hoạt về số lượng thiết bị và kích thước máy thổi. Bạn cũng có thể đã lắp đặt bộ biến tần riêng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều máy thổi đã tích hợp thành phần này, vì vậy bạn phải tìm hiểu xem mình thích phương án nào hơn.
Ngoài ra, việc đầu tư vào máy thổi có tích hợp VSD sẽ giúp đơn giản hóa quy trình lắp đặt (giảm công việc về điện và lập trình) và cho phép bạn điều khiển thiết bị tốt hơn. Trên hết, bạn sẽ có thể tận dụng các thiết bị của mình nhiều hơn do thiết bị sẽ có phạm vi lưu lượng rộng hơn với khả năng điều chỉnh cao hơn. Mặt khác, chi phí đầu tư cho các loại thiết bị này sẽ cao hơn một chút (so với các thiết bị được chuẩn bị cho VSD).
Số giờ chạy
Tương tự, số giờ chạy của các quy trình khác nhau và số lần máy thổi phải khởi động và dừng cũng đóng vai trò quan trọng. Một số quy trình hoạt động liên tục suốt cả năm. Trong trường hợp đó, hiệu suất và khoảng thời gian giữa các lần bảo trì dài là vô cùng quan trọng.
Nhiều quy trình thì chỉ hoạt động một khoảng thời gian trong ngày. Một số thiết bị thì đơn giản là không được thiết kế để xử lý việc phải khởi động và dừng thường xuyên. Các công nghệ như lobe, trục vít hoặc bánh răng từ tính tốc độ cao sẽ là những lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp máy cần khởi động và dừng thường xuyên.
Hạn chế tiếng ồn
Trong khu vực dân cư, bạn cần tính đến mức ồn của thiết bị. Máy thổi khí và máy nén khí được biết là gây ồn nhưng không nhất thiết phải như vậy. Thiết kế của nhiều thiết bị mới đã có tính đến độ ồn. Độ ồn được đo, kiểm tra và chỉ rõ trong các thông số kỹ thuật để bạn biết được thiết bị nào sẽ không làm phiền đến khu vực dân cư xung quanh.
Khả năng tiếp cận cơ sở
Nếu cơ sở của bạn nằm ở một nơi thực sự biệt lập thì bạn cũng nên xem xét khả năng thực hiện bảo trì và bảo dưỡng trên thực tế. Trong trường hợp đó, bạn nhất định phải chọn loại máy thổi dễ bảo trì và có khoảng thời gian giữa các lần bảo dưỡng dài.
Lắp đặt ngoài trời
Cách lựa chọn thiết bị cũng sẽ phụ thuộc vào việc máy thổi có được lắp đặt ngoài trời gần nơi sử dụng hoặc trong nhà hay không. Rõ ràng, nếu máy thổi được đặt ở ngoài trời thì độ bền chắc là yêu cầu chính. Vì khả năng sẽ tiếp xúc với sương giá, nhiệt độ cực cao và mưa, thiết bị của bạn cần được bảo vệ kĩ càng hơn. Một bộ phụ kiện đông hóa hoặc vỏ máy ngoài trời là những phương án mà bạn có thể lựa chọn.
Hệ thống dự phòng
Một điều nữa cần cân nhắc là các yêu cầu dự phòng của nhà máy xử lý nước thải. Bạn phải tính đến công suất hoạt động và khả năng dự phòng mà bạn cần chứ không phải số lượng máy thổi: bạn có thể thay thế hệ thống hiện có với ít máy thổi hơn nhưng vẫn có thể cung cấp công suất (dự phòng) tương đương.
Điều khiển hệ thống thổi khí
Bộ điều khiển tích hợp là phương án tuyệt vời để bạn có thể giám sát các điều kiện vận hành của thiết bị và nhận cảnh báo tự động trên điện thoại hoặc qua hệ thống SCADA. Một bộ điều khiển phù hợp phải có thể cải thiện đáng kể độ tin cậy của máy thổi với các tùy chọn bảo trì phòng ngừa và có thể dự đoán trước.
Nếu bạn định thay thế nhiều máy thổi thì có thể đã đến lúc cần nâng cấp lên một hệ thống điều khiển trung tâm tiên tiến hơn. Bộ điều khiển trung tâm rất dễ lắp đặt và lập trình khi giúp bạn giảm đáng kể sự phức tạp đi kèm với việc lập trình PLC, đồng thời đảm bảo một hoặc nhiều thiết bị luôn hoạt động theo cách hiệu quả nhất.
Vì sao những cách chọn máy thổi khí quá đơn giản thường sai
Đưa ra quyết định thay thế máy thổi khí hiện có bằng cách chỉ nhìn vào biển thông số sản phẩm thì bạn sẽ bỏ lỡ nhiều khả năng có thể đạt được về hiệu suất hoặc độ tin cậy. Với những thông tin được tổng hợp trên đây, bạn sẽ có thể so sánh nhiều sự lựa chọn có trên thị trường về mặt tính tương thích với quy trình của bạn.
Sau bước so sánh đó, bạn có thể bắt đầu xem xét các yếu tố quan trọng khác như vấn đề tài chính chẳng hạn. Bạn có muốn giữ chi phí đầu tư ban đầu ở mức thấp nhưng sau này sẽ phải tốn kém nhiều hơn cho chi phí năng lượng không? Hay tổng chi phí sở hữu, nghĩa là khả năng tiết kiệm năng lượng về sau, quan trọng với bạn hơn? Giải pháp nào phù hợp với bạn còn phụ thuộc vào câu trả lời của bạn là gì.
Danh sách kiểm tra để bạn so sánh các giải pháp:
- Áp suất làm việc
- Lưu lượng
- Phạm vi điều chỉnh
- Kích thước của thiết bị
- Khoảng thời gian giữa các lần bảo trì
- Tùy chọn lắp đặt ngoài trời (nếu cần)
- Gói sản phẩm và thiết bị phụ trợ: bao gồm những gì?