Một hệ thống xử lý nước thải ngậm khí thực sự rất tốn kém
Thời gian đọc: 4 phút
Khi bạn mua bất kỳ sản phẩm nào tiêu thụ điện, số tiền bạn bỏ ra để mua sản phẩm đó không thể hiện tổng chi phí sở hữu. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến các khoản chi phí đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải, và cụ thể là cho các máy thổi khí cần lắp đặt trong hệ thống đó. Để minh họa cho điều này, trước tiên, chúng ta hãy xem xét tất cả các khoản chi phí mà bạn cần ghi nhớ.
Tổng chi phí sở hữu
Chi phí lớn nhất của một hệ thống xử lý nước thải ngậm khí là chi phí dành cho máy thổi khí dùng để thông khí. Mặc dù từ chi phí thường đề cập đến bản thân việc mua hàng, tổng chi phí sở hữu một hệ thống máy thổi khí bao gồm nhiều yếu tố chi phí hơn thế.
Chi phí đầu tư
Trước tiên, bạn cần chi phí vốn, tức là khoản chi tiêu cho máy thổi khí. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Loại máy sử dụng công nghệ truyền thống, chẳng hạn như máy thổi dạng lobe, thường rẻ hơn.
Lắp đặt
Khi lắp đặt thiết bị, bạn có thể phải bỏ ra một số khoản chi phí không mong muốn. Không phải tất cả các nhà sản xuất máy thổi khí đều cung cấp gói sản phẩm đầy đủ. Đôi khi, bạn phải mua riêng những thứ như phin lọc khí đầu vào, bộ bù đầu khí ra, bộ giảm âm và bộ chuyển đổi tần số.
Ngoài các bộ phận bị thiếu, bạn cũng có thể phải xử lý các vấn đề về không gian. Thiết bị mới có thể không vừa với phòng máy thổi hiện có của bạn. Thường bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất là lắp vỏ bên ngoài hoặc mở rộng phòng máy thổi hiện có. Chọn một giải pháp cắm điện và chạy là cách dễ nhất để đảm bảo tất cả các bộ phận cần thiết để thiết bị sẵn sàng hoạt động đều đi kèm trong sản phẩm cũng như các kích thước được mô tả trong đó.
Trên hết, việc lập trình PLC, VSD bên ngoài và hệ thống SCADA để kết nối với các thiết bị mới sẽ làm tăng thêm ngân sách lắp đặt.
Năng Lượng
Máy thổi khí tiêu tốn 80% lượng điện năng tiêu thụ của nhà máy xử lý nước thải, chiếm phần lớn tổng chi phí mà bạn phải bỏ ra, do đó, bạn không thể xem nhẹ hiệu quả sử dụng điện năng của thiết bị này.
Hiệu quả sử dụng điện năng của một thiết bị đi đôi với tính bền vững của thiết bị đó. Việc giảm phát thải các-bon không chỉ giúp bảo vệ môi trường, mà còn ngày càng được đưa vào luật pháp của các chính phủ nhiều hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần cân nhắc đến yếu tố phát thải trước khi đưa ra quyết định.
Ví dụ như sau: Một nhà máy xử lý nước thải sử dụng ba máy thổi dạng lobe 200 kW. Tất cả các thiết bị này đang hoạt động liên tục ở mức tải tối đa. Nếu thay thế các thiết bị này bằng ba máy thổi turbo sử dụng công nghệ vòng vi từ tính, bạn có thể cắt giảm được khoảng 900 tấn CO2 hàng năm, tương đương với việc trồng 40.000 cây.
Bảo trì
Để duy trì điều kiện vận hành tốt nhất cho thiết bị, bạn cần phải bảo trì thiết bị thường xuyên. Cũng giống như việc đầu tư vào hiệu quả sử dụng điện năng của thiết bị, việc đầu tư cho công tác bảo trì thiết bị sẽ mang lại hiệu quả lớn trong tương lai. Khi ước tính được khoảng thời gian bảo trì của một số thành phần thiết bị nhất định, bạn sẽ biết thiết bị của mình cần được bảo trì ở mức độ nào.
Tuy nhiên, thiết bị điều khiển và giám sát tích hợp của mỗi máy thổi khí có thể giúp bạn lên lịch bảo trì vào thời điểm thích hợp. Thỏa thuận bảo trì sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn chi phí dịch vụ ngay từ đầu.
Độ tin cậy: Bảo hiểm cho tương lai của bạn
Sau đó, còn một yếu tố nữa không giúp tạo ra tiền nhưng bạn cũng không thể bỏ qua, đó là sự an tâm.
Bởi vì khi có vấn đề xảy ra tại một nhà máy xử lý nước, hậu quả có thể rất nghiêm trọng và gây tốn kém. Đối với các cơ sở xử lý nước thải công nghiệp, hậu quả có thể bao gồm việc phải ngừng hoạt động và bị chính phủ xử phạt nếu nước không được xử lý theo thông số kỹ thuật.
Trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải nhanh chóng tìm thuê máy thổi khí. Mặc dù bạn thường có máy dùng ngay trong vòng 24 giờ, đây vẫn chỉ là giải pháp ngắn hạn do gây tốn kém.
Đây là loại chi phí mà nhiều người bỏ qua khi đưa ra quyết định mua ban đầu.
Bạn có thể phải tốn thêm ít tiền để đổi lại được độ tin cậy khi mua thiết bị máy nén khí mới. Tuy nhiên, vì việc lắp đặt máy thổi khí quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống sục khí, sẽ có một ngày bạn thấy mừng vì những gì mình đã làm.
Sau khi xem xét tất cả các yếu tố này, bạn cần đưa ra lựa chọn khi đầu tư máy thổi khí mới: Giữ chi phí vốn càng thấp càng tốt ngay bây giờ hoặc giảm chi phí vận hành sau này.
Với bạn, chi phí vốn quan trọng như thế nào?
Câu hỏi đầu tiên mà bạn cần đặt ra là: Thời gian hoạt động của máy thổi khí sẽ như thế nào? Nếu bạn đang tìm một giải pháp thay thế cho hệ thống rửa ngược phin lọc thì khả năng là bạn cần một hệ thống chỉ hoạt động vào những khung giờ nhất định trong ngày. Nếu thời gian hoạt động ít thì bạn nên lựa chọn một giải pháp yêu cầu số vốn đầu tư ban đầu nhỏ. Nếu bạn đang xem xét việc thay thế một hệ thống mới để phục vụ các ứng dụng sục khí của mình thì máy thổi khí của bạn sẽ phải hoạt động 24/7. Khi máy hoạt động thời gian dài như vậy, bạn cũng cần phải tính đến chi phí vận hành.
Để chọn mô hình phù hợp với bạn, trước tiên, hãy xem qua một ví dụ thực tế cho thấy tất cả các khoản chi phí mà bạn phải tính đến.
Giả sử bạn vận hành một nhà máy xử lý nước thải nhỏ với sức chứa 30.000 người. Bạn đã lắp hai máy thổi 37 kW và một máy đang ở chế độ chờ. Giả sử hai máy kia hoạt động 6.000 giờ mỗi năm, nghĩa là tổng lượng điện tiêu thụ là 440.000 kWh. Giả sử giá điện là 0,1 €/kWh, thì tổng chi phí điện năng hàng năm sẽ là 44.000 euro.
Đó là trừ khi bạn muốn cắt giảm chi phí đầu tư ban đầu và quyết định sử dụng máy thổi khí kém hiệu quả. Trong trường hợp đó, chi phí điện năng của bạn có thể cao hơn 30%, tức là bạn sẽ tốn thêm €13.000 mỗi năm cho riêng tiền điện. Giả sử bạn sẽ sử dụng các máy thổi khí này trong 10-15 năm, khi đó bạn sẽ phải tốn thêm €200.000 chi phí vận hành.